Phân biệt các loại gỗ thường sử dụng trong nội thất chung cư

Phân biệt các loại gỗ thường sử dụng trong nội thất chung cư

Nhiều người không biết phân biệt các loại gỗ thường sử dụng trong nội thất chung cư; đặc biệt đối với người mua căn hộ chung cư lần đầu. Vậy làm thế nào để phân biệt được các loại gỗ thường được sử dụng trong nội thất chung cư? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Có thể thấy trong những năm gần đây, nhà ở chung cư đang trở thành xu hướng cực thịnh hành ở Việt Nam. Cùng với đó, nội thất chung cư cũng được lựa chọn và sử dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, với những người mua căn hộ chung cư lần đầu, nội thất chung cư vẫn còn là điều xa lạ; đặc biệt là các loại gỗ thường được sử dụng trong nội thất chung cư. Để giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết, bài viết dưới đây là tổng hợp chi tiết các loại gỗ thường được sử dụng trong nội thất chung cư.

phan-biet-cac-loai-go (6)

  1. Gỗ MFC

MFC – Melamine faced chipboard hay còn được gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ melamine. Gỗ gồm 2 thành phần chính là lõi ván dăm và bề mặt melamine.

Quy trình sản xuất:

Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

Bước 2: Tạo hình và cắt ván dăm

Bước 3: Kiểm định chất lượng ván

Bước 4: Ép melamine

Về kích thước:

Kích thước tấm ván MFC tiêu chuẩn được chia làm 3 loại ván cơ bản:

  • Lớn: dài 2440mm x rộng 1830mm x dày (12 – 18 – 25 – 30)mm
  • Trung bình: dài 2440mm x rộng 1530mm x dày (18 – 25 – 30)mm
  • Nhỏ: dài 2440mm x rộng 1220mm x dày (9 – 50)mm

Lớp phủ melamine có thể dày từ 1,5mm – 50mm tùy theo nhu cầu sử dụng, áp dụng cho một hoặc cả hai mặt.

Ưu điểm của gỗ melamine trong sản xuất nội thất:

  • Lớp bề mặt melamine bền, có khả năng chống trầy xước tốt;
  • Giá thành rẻ, thi công đơn giản giúp tiết kiệm chi phí sản xuất;
  • Màu sắc đồng nhất, đẹp mắt;
  • Thời gian thi công nhanh do không phải sơn phủ hoàn thiện, thích hợp cho các dự án nhanh, gấp
  • Màu sắc melamine đa dạng và luôn có sẵn mang đến nhiều sự lựa chọn.

Nhược điểm của gỗ MFC:

  • MFC thường có khả năng chống nước và độ ẩm thấp, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng nở và bung;
  • Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ bền cao;
  • Bề mặt gỗ không tự nhiên.
    phan-biet-cac-loai-go (3)
  1. Gỗ MDF

MDF – Medium density fibreboard hay còn được gọi là gỗ ván sợi mật độ trung bình. Thành phần gỗ bao gồm các sợi gỗ được trộn với nhựa và sáp, ép thành các tấm phẳng dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Quy trình sản xuất tấm gỗ này trải qua 2 giai đoạn: Quy trình khô và Quy trình ướt.

Ưu điểm của gỗ MDF:

  • Bề mặt phẳng mịn, dễ dàng sơn hay dán các loại chất liệu khác lên như: veneer, laminate, melamine,…
  • Hạn chế cong vênh, mối mọt;
  • Giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên;
  • Dễ gia công, sản xuất;

Nhược điểm của gỗ MDF:

  1. Gỗ HDF

Gỗ HDF – high density fiberboard khá giống với MDF, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Tuy nhiên loại vật liệu này được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao hơn nên kết cấu gỗ bền và cứng hơn rất nhiều. Gỗ HDF có 2 loại chính là HDF siêu chống ẩm và gỗ black HDF siêu chống ẩm.

Ưu điểm của gỗ HDF:

  • Tính cách âm, cách nhiệt tốt;
  • Khắc phục hoàn toàn được nhược điểm của gỗ tự nhiên như: ẩm mốc, cong vênh, mối mọt,…
  • Khả năng chống ẩm tốt hơn so với MDF và MFC;
  • Độ cứng cao, chịu được áp lực lớn;
  • Khả năng bám ốc vít tốt, cho ra những món đồ nội thất có độ bền cao;
  • Bề mặt gỗ nhẵn mịn, có khả năng kết hợp với nhiều vật liệu bề mặt khác nhau như: melamine; laminate; veneer;…
  • Thân thiện với sức khỏe và môi trường, vì trên 80% là thành phần gỗ tự nhiên;
  • Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời;

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác;
  • Khó tạo hình trong thiết kế nội thất;
  • Dễ nhầm lẫn với MDF nếu phân biệt bằng mắt thường.
    phan-biet-cac-loai-go (4)
  1. Gỗ Plywood

Gỗ dán plywood là gỗ được cấu tạo từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước xếp chồng lên nhau, liên kết chặt chẽ bằng keo chuyên dùng; sau đó ép bằng máy ép thủy lực nên có kết cấu rất chắc chắn.

Quy trình sản xuất gỗ plywood

Bước 1: Tách vỏ gỗ và tách thành tấm

Bước 2: Sấy khô và phân loại

Bước 3: Ráp nối các tấm

Bước 4: Liên kết

Bước 5: Ép ván

Bước 6: Xử lý bề mặt

Ưu điểm:

  • Hạn chế được tình trạng co ngót, cong vênh, trương nở, khả năng bám vít tốt;
  • Tính thẩm mỹ cao bởi được làm từ các nguyên liệu gỗ tự nhiên khác nhau: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào,…
  • Cốt ván được phủ thêm bề mặt trang trí như tấm laminate, veneer, melamine,…
  • Chống ẩm, đa dạng màu sắc, hoa văn phù hợp với nhiều không gian nội thất.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng mối mọt thấp
  • Có giá thành khá cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
    phan-biet-cac-loai-go (2)
  1. Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh hay còn được gọi là gỗ ván ghép, được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng.

Ưu điểm:

  • Có độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay gỗ cưa ra từ cây tự nhiên;
  • Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương như tấm gỗ đặc;
  • Ứng dụng đa dạng;
  • Rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Không đồng đều về màu sắc;
  • Hệ vân không cao.
    phan-biet-cac-loai-go (1)

Trên thực tế, tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu mà mỗi người sẽ có lựa chọn riêng cho nội thất chung cư nhà mình. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn phân biệt các loại gỗ và lựa chọn được loại gỗ mà bạn mong muốn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc có nhu cầu tư vấn thiết kế về phong cách nội thất, mời bạn liên hệ:

–     Hotline: 090.480.9558

–     hoặc truy cập Nội Thất 9X để được hỗ trợ.